Tin Hot

Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây [BÁO CONGLUAN.VN] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết tại Hồ Tây [BÁO TIN TỨC] Cá vẫn tiếp tục chết, nổi trắng mặt Hồ Tây [BÁO TIỀN PHONG] Hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ Tây vẫn tiếp diễn [ĐANG TUYỂN] TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2022 JVE GROUP: VỊ TRÍ TRỢ LÝ CHỦ TỊCH HĐQT

[BÁO DIENTUNGAYNAY.VN] Chuyên gia người Việt sống 30 năm tại Nhật Bản suy ngẫm để “cứu” sông Tô Lịch và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm tại Việt Nam

Trong những ngày cuối năm 2019, một chuyên gia người Việt hiện đang sống trên 30 năm tại Nhật Bản chia sẻ cách nhìn đa chiều về Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản cũng như các ý kiến của các chuyên gia trong nước về vấn đề này.

Link bài viết: https://dientungaynay.vn/goc-nhin-chuyen-gia/chuyen-gia-nguoi-viet-song-30-nam-tai-nhat-ban-suy-ngam-de-cuu-song-to-lich-va-cac-dong-song-chet-ao?fbclid=IwAR3Kmgjd2oKq4RPWJEi4IFx2z4-Zj5UnvcothcHBh2l6JDpuqTnSft5B8kk


Nghịch lý trong xử lý nước thải ở Hà Nội và một số Tỉnh, Thành phố


Năm 2019 đánh dấu nhiều nỗ lực của TP Hà Nội trong việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Tô Lịch - con sông gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô. Các con sông đáng ra phải trở thành điểm nhấn cảnh quan, nhưng giờ đây, do dòng nước bị ô nhiễm cho nên những người đi qua đều phải nín thở, bịt mũi.

Nghịch lý ở chỗ, trong khi các con sông nêu trên đều bị ô nhiễm như vậy, thì không ít máy xử lý nước thải đang trong tình cảnh... chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Các nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây, Bắc Thăng Long - Vân Trì… đều ở trong tình trạng này. Lý do là nhà máy đã xây xong, nhưng hệ thống cống thu gom nước thải dẫn về các nhà máy chưa hoàn thiện. Thậm chí, nhiều nhà máy nước thải lại đang xử lý cả… nước mưa. Nguyên nhân bởi nước mưa, nước thải đều đổ chung vào hệ thống đường ống dẫn về nhà máy.

Từ năm 1998 đến nay, Hà Nội đã đầu tư kinh phí lớn vào việc xây dựng hệ thống thoát nước, giúp giảm tình trạng ngập úng khi xảy ra mưa to tại các quận nội thành trong lưu vực sông Tô Lịch. Nhưng thành phố vẫn chưa tính đến việc xây dựng triệt để hệ thống thoát nước mưa và gom nước thải riêng biệt. Bây giờ, việc “đào lên xây lại hệ thống cống” ở các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… là gần như không thể vì quá tốn kém.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, cả nước hiện có 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế trên 926.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý chỉ đạt khoảng 13%.

Hiện nay thành phố đã có 6 nhà máy xử lý nước thải đưa vào hoạt động gồm: Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm), Trúc Bạch (công suất 2.300 m3/ngày đêm), Bảy Mẫu (công suất 13.300 m3/ngày đêm), Yên Sở (công suất 200.000 m3/ngày đêm), Bắc Thăng Long – Vân Trì (42.000 m3/ngày đêm), Hồ Tây (15.000 m3/ ngày đêm). Các nhà máy xử lý nước thải này chỉ xử lý được 22% số lượng nước thải ra hằng ngày, còn tới 78% vẫn đang được xả thẳng ra môi trường.

Tiến độ thực hiện các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải còn kéo dài và số dự án cần thực hiện vẫn chưa đáp ứng được Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 30/12/2013 đề ra (còn 12 dự án cần được triển khai thực hiện).

Bên cạnh đó, việc thực hiện Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn nhiều khó khăn. Các công trình đầu mối, hạng mục ưu tiên đầu tư nhưng chưa được triển khai do vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước rất lớn, việc kêu gọi xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. Kết quả là hàng ngày hàng giờ, người dân vẫn phải sống chung với ô nhiễm, người lớn, trẻ nhỏ hàng ngày phải hít thở mùi hôi thối và bị nhiễm đủ các thứ bệnh nhưng không biết kêu ai!


Dòng sông, hồ ô nhiễm như cơ thể sống bị ung thư, cần xử lý tận gốc tế bào ung thư bên trong cơ thể sống.


Để dễ hiểu, như cơ thể chúng ta đang bị ung thư ở bên trong, nhưng chúng ta nghĩ rằng “nguồn” gây bệnh ung thư chính là “cửa miệng” do ăn các thức ăn như rau nhiễm hóa chất, thịt bẩn, thực phẩm bẩn qua “cửa miệng” nên cần “chặn” thực phẩm bẩn lại, thì sẽ hết được ung thư ở bên trong?

Tư duy đó không sai, nhưng lại chưa đúng đối tượng và thời điểm bị ung thư. Giải pháp đó nó đúng với “người khỏe mạnh, chưa bị ung thư” và nó là “giải pháp phòng ngừa” một cách gián tiếp chứ không phải là giải pháp xử lý trực tiếp tận gốc các tế bào ung thư trong cơ thể. Muốn xử lý tận gốc ung thư, biện pháp hữu hiệu nhất là dùng công nghệ, phẫu thuật, cắt bỏ, xử lý tế bào ung thư.

Tương tự khi xử lý các “dòng sông chết” của chúng ta vậy. Tôi thấy, một số ý các nhà khoa học bày tỏ quan điểm theo lý thuyết áp dụng cho “dòng sông chưa chết” giống việc “người chưa bị ung thư” chứ không phải giải pháp xử lý tận gốc trực tiếp ô nhiễm bên trong lòng sông (xử lý trực tiếp tác động vào tế bào ung thư bên trong cơ thể sống) của các “dòng sông đã và đang chết”.

Tôi đồng tình với quan điểm của các Chuyên gia Nhật đã thực hiện Dự án bằng Công nghệ Nano-Bioreactor đó là: Nếu chỉ là thu gom nước thải hai bên không cho chảy vào sông nữa nhưng nó vẫn còn 3 vấn đề chưa được xử lý.

Thứ nhất, ngăn nước thải không cho chảy vào sông chỉ giảm được một phần mùi. Bởi mùi còn do lượng khí Hydro Sunfua (H2S) là khí có mùi trứng thối, khí Amoniac (NH3) tích tụ trong tầng bùn đáy gây ra nên không xử lý phân hủy tận gốc các khí độc này thì mùi hôi thối khó có thể hết được. Và Công nghệ Nano họ phân hủy tận gốc được mùi bằng việc phá vỡ cấu trúc phân tử của H2S, NH3 nên tôi cho rằng đó là xử lý tận gốc được mùi hôi thối.

Thứ hai, lượng bùn ô nhiễm hàng chục năm dày hàng mét vẫn phải tốn chi phí nạo vét và mang đi chôn lấp ở nơi khác. Liệu việc chôn lấp có ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, sức khỏe nhân dân khu chôn lấp? Trong khi đó Công nghệ Nano của Nhật Bản với nguyên lý tạo ra sóng siêu âm, gốc tự do OH- oxy hóa thành tế bào của chất hữu cơ, rồi dùng Bioreactor kích hoạt vi sinh vật hiếu khí “ăn” chất ô nhiễm. Tôi cho rằng đó là xử lý được tận gốc phân hủy chất hữu cơ, bùn hữu cơ tránh việc nạo vét gây ô nhiễm thứ cấp.

Thứ ba, cơ thể dòng sông bên trong đang bị ung thư tức nước đang bị ô nhiễm thì việc thu gom không hề có tác động nào trực tiếp đến ô nhiễm bên trong. Trong khi đó, tôi đánh giá Công nghệ Nano-Bioreactor mà các chuyên gia Nhật đưa ra đảm bảo nước thải từ các cống sẽ được xử lý tại chỗ tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 1 tạo ra nước đạt QCVN, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch. Trong trường hợp phát sinh nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông (có tính toán hợp lý, khoa học theo công thức tính toán của phát minh tại Nhật Bản) ngoài nhiệm vụ xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, sẽ xử lý tiếp khâu phát sinh này và tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch là giải pháp tối ưu.


Thu gom nước thải chưa xử lý được tận gốc ô nhiễm bên trong sông, hồ ô nhiễm và không còn nguồn nước cấp bổ cập


Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (công suất 270.000m3/ngày đêm) đang có nguy cơ chậm tiến độ. Tại thời điểm khởi công, dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào tháng 10/2019, trước 2 năm so với ban đầu.

Tuy nhiên, do chậm tiến độ nên dự án không thể hoàn thành mục tiêu đúng hạn vào năm 2021 khi tiến độ đang chậm so với kế hoạch được duyệt và theo thông tin mới nhất là Hà Nội phấn đấu đến quý 2/2022 hoàn thành.

Theo nội dung công bố của Dự án: "Khi nhà máy này hoàn thành, toàn bộ nước thải quận Đống Đa, một phần quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông và huyện Thanh Trì sẽ được thu gom. Cơ bản nước thải của sông Tô Lịch sẽ được thu gom đưa về Nhà máy Yên Xá xử lý, sau đó đưa trở lại sông Tô Lịch.”

Về vấn đề này, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, Chủ tịch Hội Thủy lợi cho rằng, vấn đề của sông Tô Lịch là phải xử lý được nước thải. Tuy nhiên, việc thu gom như vậy lại chưa ổn ở chỗ lấy nguồn nước nào để bổ cập cho sông Tô Lịch sau khi đã thu gom hết nước thải?

Chắc chắn không thể thiết kế vòng tuần hoàn nước sau khi xử lý lại chảy về thượng nguồn vì đặc điểm sông Tô Lịch là độ dốc cao, kéo dài trong đô thị. Vậy nguồn nước để sông Tô Lịch được gọi là sông theo đúng nghĩa lấy ở đâu?

“Nếu xây dựng các trạm bơm nước ở sông Hồng vào thì không ổn vì mực nước sông Hồng hiện rất thấp, dòng chảy không ổn định, trong khi hạ du sông Hồng thì nhu cầu về nước tưới tiêu, hoa màu lại rất lớn.

Theo EVN, với tình trạng khô hạn và lượng nước thiếu hụt ở các hồ trên lưu vực sông Hồng như hiện nay, (thiếu hụt 7,2 tỷ m3), trong đó 3 hồ chứa trực tiếp tham gia xả nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2019 – 2020 tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ thiếu hụt 3,7 tỷ m3.

Cùng với dự báo tình trạng khô hạn tiếp tục xảy ra ở các tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020 việc bảo đảm các yêu cầu cấp nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân và những tháng còn lại của mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.

Càng không thể trông chờ xả nước từ hồ Tây ra vì nước ở đây chỉ nhiều khi có mưa lớn kéo dài, thi thoảng mới xả nước. Chờ nguồn nước bổ cập tự nhiên từ mưa thì lại càng không, vì lượng mưa rất thấp.

Mà một dòng sông thì không thể lúc có nước, lúc lại khô cạn”, GS.TS Vũ Trọng Hồng phân tích. Nên theo vị chuyên gia Việt tại Nhật Bản: Giải pháp “xử lý nước thải tại chỗ, rồi bổ cập nước tại chỗ” như Công nghệ Nano mà các chuyên gia Nhật Bản đưa ra giải quyết được bài toán trên.

Còn về vấn đề bơm nước sông Hồng 'hồi sinh' Tô Lịch, theo GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện KHCN & Quản lý Môi trường, ĐH Công nghiệp TP.HCM cho rằng kế hoạch bơm nước từ sông Hồng để “giải cứu” sông Tô Lịch là không khả thi, chỉ là giải pháp tình thế, không xuất phát từ căn nguyên của vấn đề.

"Việc đổ nước vào dòng sông “chết” như vậy để lan tỏa ra khắp nơi là không thể chấp nhận được. Như vấn đề ống khói cũng vậy, để xử lý nhiều người nghĩ rằng sẽ làm ống khói cao lên.

Tuy nhiên, đây không phải là một cách xử lý. Đó chỉ là việc chúng ta đánh lừa nhau, bởi rằng độc tố vẫn tồn tại trong không khí, không thể giải quyết được”, GS.TSKH Lê Huy Bá lập luận. Ông cũng cho hay chưa có nước nào trên thế giới thực hiện theo phương pháp này.


Kênh hào thành cổ Vinh (Nghệ An) có tuyến cống bao thu gom nhưng vẫn ô nhiễm


Gần đây nhất, Kênh hào thành cổ Vinh, TP Vinh (Nghệ An) ô nhiễm làm đảo lộn cuộc sống của người dân ở khu vực lân cận. Cụ thể, Quần thể di tích thành cổ Vinh kiến thiết theo hình lục giác, được xây dựng năm 1831. Hào bao quanh thành cổ sâu 3m, rộng 28m. Trước năm 2018, hào thành cổ Vinh được bao phủ bởi bèo, rác thải.

Sau đó, hào được nạo vét, xây dựng tường chắn dọc hai bờ mương, có tuyến cống bao thu gom nước thải...Công trình từng được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường, tạo diện mạo mới cho di tích hào thành cổ Vinh. Thế nhưng dù đã được cải tạo nhưng kênh hào vẫn đầy rác và mùi hôi, chưa có cách khắc phục.

Nhà chỉ cách kênh hơn 10m, bà Nguyễn Thị Lưu (80 tuổi, ngụ khối 2, phường Đội Cung) than thở vào những ngày bình thường kênh đã bốc mùi hôi thối, trời nắng và mỗi lần có gió Nam thổi thì ô nhiễm khủng khiếp hơn.

Đến nay, dòng nước ở đây vẫn đen ngòm, đóng váng, rác thải ứ đọng, bốc mùi hôi thối, cá chết phơi mình. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại kênh này ngày càng nặng nề, ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân sống quanh đây.

Bùn thải bồi lắng ở kênh hào thành cổ Vinh chụp ngày 28/12/2019. Ảnh: D.HÒA


Với trường hợp Kênh hào thành cổ Vinh, chuyên gia hiện đang sống trên 30 năm tại Nhật Bản cho biết, đồng tình với việc áp dụng công nghệ Nano của Nhật Bản đặt ngầm tại cống và đặt trực tiếp bên trong, xử lý tận gốc thì váng, bùn ô nhiễm mới bị phân hủy và giải quyết được tận gốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong thời gian ngắn.


Công nghệ Nano của Nhật Bản rất ít chuyên gia hiểu được 


Vị chuyên gia người Việt hiện đang sống trên 30 năm tại Nhật Bản còn cho biết thêm, công nghệ sục khí Nano của Nhật áp dụng tại sông Tô Lịch vừa qua, để hiểu được nó phải là chuyên gia có kiến thức tổng hợp về vật lý hạt nhân, hóa học, môi trường chứ không đơn giản chuyên gia về một lĩnh vực hóa học hay môi trường có thể hiểu được.

Thực tế, Bong bóng siêu nhỏ được tạo ra từ máy sục khí công nghệ Nano của Nhật Bản trong nước khi bị phá vỡ liên tục từng đợt liên tục sẽ xuất hiện sóng xung kích (bong bóng âm thanh) được gọi là sóng siêu âm. Sóng âm truyền trong không khí với vận tốc âm thanh là 331,5 m/s (Mach 1).

Nhưng Công nghệ sục khí Nano, như đã nói ở trên, các bọt khí bong bóng siêu nhỏ tạo ra sóng siêu âm trong môi trường nước, theo khoa học, sóng siêu âm sẽ đạt tốc độ vượt quá 1.500 m/s (Mach 5) thành tốc độ siêu thanh.

Sóng siêu âm cường độ cao là cần thiết để xé các phân tử nước trong giai đoạn làm loãng khí, dẫn đến sự hình thành các lỗ rỗng siêu nhỏ vi mô trong chất lỏng (hiện tượng xâm thực). Những lỗ rỗng này trở thành bong bóng chứa đầy hơi nước hoặc khí.

Các bong bóng phình ra trong giai đoạn giãn nở và co lại trong giai đoạn nén, cho đến khi chúng bị nổ tung. Hiện tượng này được gọi là khí xâm thực, một quá trình diễn ra trong điều kiện đặc biệt (quá trình đoạn nhiệt). Ở quy mô vi mô, với áp suất là 500 bar và nhiệt độ 5.000°C xảy ra hiện tượng này. Đặc biệt các bong bóng tạo bọt lớn được sinh ra trong phạm vi tần số từ 20 đến 100 kHz; khi những bong bóng này vỡ, chúng gây ra lực cắt cơ học cực độ.

Các lực được tạo ra bởi sóng siêu âm có khả năng phá hủy ngay cả những bề mặt cứng nhất. Theo đó, công nghệ Nano của Nhật Bản với nguyên lý tạo ra sóng siêu âm, bắn phá điện li phân tử nước tạo ra các gốc hydroxyl (•OH) hay đơn giản gọi là OH- cho dễ hiểu là gốc oxy hóa mạnh hơn cả O3 (ozon) và H2O2. Gốc tự do OH- này có thể oxy hóa thành tế bào của cả những chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học, rồi sau đó vật liệu làm từ đá núi lửa Bioreactor kích hoạt vi sinh vật hiếu khí “ăn” chất ô nhiễm hữu cơ.


Cần thay đổi tư duy về Giải pháp “cứu” các con sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy, và các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm trên Toàn Quốc?


Vừa qua, phía Chuyên gia Nhật Bản thông báo giải pháp xử lý cho cả dòng sông Tô Lịch. Theo đó, giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản được thực hiện gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h) tại bể ngầm ở các cống rồi mới xả vào sông nước sau xử lý đạt QCVN, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch.

Nhóm 2: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.

Giải pháp này sẽ đảm bảo nước thải từ các cống sẽ được xử lý tại chỗ tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 1 tạo ra nước đạt QCVN rồi mới chảy vào sông Tô Lịch. Trong trường hợp phát sinh nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông (có tính toán hợp lý, khoa học theo công thức tính toán của phát minh tại Nhật Bản) ngoài nhiệm vụ xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, sẽ xử lý tiếp khâu phát sinh này và tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.

GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi cho rằng phương án xử lý tại chỗ là rất khả thi, có tính bền vững. Nhưng việc sử dụng công nghệ của Chuyên gia Nhật hay dùng công nghệ trong nước thì cần tính toán.

Tuy nhiên, Chuyên gia Việt sống 30 năm tại Nhật Bản cho rằng: Nếu áp dụng xử lý tại bể ngầm mà không dùng công nghệ Nano của Nhật thì rất khó khả thi. Vì mấu chốt điểm khác nhau của 2 trường phái công nghệ này là, công nghệ XLNT tập trung không phân hủy được bùn hữu cơ mà phải dùng các bể lắng ly tâm để hút bùn ra và cuối cùng là ép bùn. Nếu áp dụng tại các bể ngầm tại các cống thì bài toán xử lý ép bùn là không khả thi. Sở dĩ, Chuyên gia Nhật Bản vừa rồi họ đưa ra giải pháp xử lý bằng bể ngầm tại các cống là do Công nghệ nano của Nhật Bản họ phân hủy được bùn hữu cơ nên gần như không còn bùn trong các bể xử lý thì mới xử lý tại chỗ được.

Điều cuối cùng, vị chuyên gia có thời gian sống 30 năm tại Nhật Bản này chia sẻ: Tại Nhật Bản khi xây dựng nhà cửa, phải có bản thiết kế và sử dụng bể xử lý nước thải sinh hoạt từ nguồn (Jokaso) nếu không sẽ không được cấp phép xây nhà. Theo tôi, Việt Nam nên triển khai việc học tập Nhật Bản sớm nhất trong việc ra chính sách chỉ cấp phép xây dựng nhà cửa với điều kiện bắt buộc phải có hệ thống XLNT từ nguồn (Jokaso) lắp tại hộ gia đình như tại Nhật Bản.

Hiện nay ở Việt Nam ta chưa có quy định này, nên theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì tỉ lệ nước thải gây ô nhiễm cho 4 con sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy là 73%.

Do vậy, nếu cứ đi theo mãi lối mòn, chỉ xác định vấn đề ô nhiễm là do các cửa xả thải (mặc dù phải hiểu là các sông, hồ ô nhiễm đang bị ung thư ở bên trong) và phải đi thu gom đưa về các Nhà máy XLNT tập trung thì lại phát sinh các vấn đề:

Thứ nhất, sẽ cần đến hàng trăm nghìn tỷ đồng mới có thể hoàn thiện được hệ thống cống bao, thu gom trên toàn quốc và các Nhà máy XLNT tập trung.

Thứ hai, nhưng ngay cả khi tốn tiền xây dựng nhà máy xong rồi, nhưng hệ thống cống thu gom nước thải dẫn về các nhà máy chưa hoàn thiện. Thậm chí, nhiều nhà máy nước thải lại đang xử lý cả… nước mưa.

Thứ ba, là cần 50~100 năm mới hoàn thiện được hệ thống này trên cả nước. Trong thời gian đó, các dòng sông ô nhiễm bốc mùi hôi thối vẫn hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và vấn đề là khi nào? khi nào? Sẽ hết các “dòng sông chết”, ao hồ ô nhiễm để người dân bớt khổ?

Suốt 3 thập kỉ qua, câu chuyện "hồi sinh" sông Tô Lịch và các dòng sông chết khác đã nhiều lần được nhắc đến. Tuy nhiên, suốt 3 thập kỉ qua đi, nhiều đứa trẻ sinh ra bên dòng sông hôi thối giờ đã lập gia đình và lại sinh ra những đứa trẻ khác cũng vẫn phải hít thở mùi hôi thối của những “dòng sông chết” này. Và người dân chỉ biết kêu than, mòi mỏi mong chờ, đến khi nào? Khi nào? thì mới thoát khỏi cảnh sống chung với ô nhiễm? Và cuối cùng trách nhiệm thuộc về ai?

Là câu hỏi gây nhói trong tim những người dân Hà Nội và cả nước trước thềm năm mới 2020 bởi…đã chờ đợi 30 năm bằng gần nửa đời người rồi nhưng vẫn chưa nhìn thấy dòng sông ô nhiễm có giá trị về tâm linh, văn hóa, lịch sử ngàn năm của Thủ đô được hồi sinh trở lại…

Theo Tạp chí Điện tử

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP