Tin Hot

Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây [BÁO CONGLUAN.VN] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết tại Hồ Tây [BÁO TIN TỨC] Cá vẫn tiếp tục chết, nổi trắng mặt Hồ Tây [BÁO TIỀN PHONG] Hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ Tây vẫn tiếp diễn [ĐANG TUYỂN] TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2022 JVE GROUP: VỊ TRÍ TRỢ LÝ CHỦ TỊCH HĐQT

[BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm

GĐXH - Qua thí điểm xử lý ô nhiễm một góc Hồ Tây, chuyên gia Nhật Bản khẳng định, hàm lượng oxy hòa tan vào ban đêm không đủ mức tối thiểu và các yếu tố như khí độc tích tụ trong tầng bùn đáy, nước ô nhiễm, tảo phú dưỡng… là nguyên nhân chủ yếu gây ra cá chết Hồ Tây.

 
LINK BÁO: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhieu-lan-ca-chet-noi-trang-ho-tay-chuyen-gia-nhat-ban-chi-ro-nguyen-nhan-do-ham-luong-oxy-hoa-tan-trong-nuoc-ket-hop-khi-doc-hai-nuoc-o-nhiem-172221230195940717.htm
 

Ngày 30/12, ghi nhận của PV cho thấy, sau nhiều lần cá chết, nổi trắng xóa mặt Hồ Tây, Công ty CP Tập đoàn Môi trường Việt Nhật (JVE Group - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch) đã kết thúc giai đoạn duy trì kiểm chứng khả năng không bị tái ô nhiễm.

Đại diện JVE Group cho biết, đến nay, việc thí điểm vừa kết thúc và hoạt động phân tích, kết quả phân tích được thực hiện hoàn toàn bởi cơ quan độc lập.

Theo đó, việc thí điểm đã cho kết quả nước đạt Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), không bị tái ô nhiễm, mùi hôi tanh giảm, tầng bùn đáy và các khí độc như H2S, NH3, CH4 bị phân hủy mạnh, mật độ tảo giảm không còn tình trạng phú dưỡng.

Đặc biệt, cá trong khu quây thí điểm sống khỏe mạnh, không bị chết, khác biệt hoàn toàn với tình trạng cá chết như đã ghi nhận thời gian qua.

Công ty Việt Nhật cho biết, chuyên gia Nhật Bản đã nhiều lần đo lượng oxy hòa tan trong nước (oxy hòa tan DO) trong và ngoài khu vực thí điểm, ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (ban ngày và thời điểm nửa đêm).

Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm - Ảnh 4.

Hình ảnh ghi lại khu vực bên trong và ngoài khu vực thí điểm cho thấy, có sự ô nhiễm nặng, tảo phú dưỡng, cá chết lác đác. Trong khi đó, khu vực thí điểm xử lí ô nhiễm, cá sống tốt.

Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm - Ảnh 4.

Hình ảnh camera giám sát chụp được ảnh cá không bị chết nhiều vào ban ngày (17h21p chiều ngày 23/11/2022)

Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm - Ảnh 5.

Hình ảnh camera giám sát chụp được ảnh cá chết tập trung nhiều vào ban đêm (23h31 phút đêm ngày 23/11/2022). Ảnh: JVE Group cung cấp.

Lần đo gần đây nhất vào ngày 23/11/2022, qua hình ảnh camera giám sát tại khu vực thí điểm xử lý ô nhiễm cho thấy rất rõ, thời điểm hơn 17h cùng ngày, ở vị trí bên ngoài khu vực thí điểm không cá chết trôi dạt vào bờ.

Tuy nhiên, vào thời điểm khoảng hơn 23h đêm cùng ngày, camera đã ghi lại nhiều cá chết trôi vào khu vực bờ. Cùng lượng oxy hòa tan DO đo được của các đơn vị độc lập cho thấy, vào ban ngày, oxy hòa tan DO bên ngoài khu thí điểm đạt 6.99 mg/l, nhưng ban đêm (thời điểm 20h) nồng độ Oxy hòa tan DO chỉ đạt 0.59 mg/l (thấp hơn mức nồng độ Oxy hòa tan DO tối thiểu cần thiết là 2mg/l).

Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm - Ảnh 6.

Nồng độ oxy hòa tan DO bên trong (trái) và bên ngoài (phải) khu vực thí điểm tại Hồ Tây.

Trong khi đó, cùng thời điểm 20h ban đêm, hàm lượng oxy hòa tan bên trong khu vực thí điểm vẫn đạt tới 5.63mg/l (xấp xỉ cột A1 - mức cao nhất đảm bảo cho cá hô hấp, sinh trưởng, phát triển tốt).

Với mức oxy hòa tan DO đo được ở bên ngoài khu thí điểm đo được vào ban đêm, theo JVE Group, chuyên gia Nhật Bản tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây ra cá chết tại Hồ Tây thời gian qua là hàm lượng oxy hòa tan DO vào ban đêm thấp, không đủ mức tối thiểu cho cá, thủy sinh sinh sống. Ngoài ra, thời điểm cá chết chủ yếu là vào ban đêm.

Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm - Ảnh 7.

Thời gian qua, nhiều lần Hồ Tây xuất hiện hiện tượng cá chết trôi dạt vào khu vực phố Nguyễn Đình Thi... bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, các yếu tố như khí độc (H2S, NH3, CH4) tích tụ trong tầng bùn đáy, nước ô nhiễm, tảo phú dưỡng, vv... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cá bị chết.

Đại diện JVE Group cho biết thêm, khi thí điểm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor, tảo trong khu thí điểm bị giảm sự phát triển, không có tình trạng phú dưỡng; nồng độ oxy hòa tan DO tăng cao (cả ban ngày và ban đêm); giảm mạnh hàm lượng các chỉ số ô nhiễm như COD, BOD5, Amoni, vv...

Đồng thời, cải thiện rõ rệt độ trong của nước, ngăn chặn tình trạng cá chết bằng cách phân hủy các khí độc H2S, NH3, CH4; phân hủy lượng bùn hữu cơ tích tụ ở tầng đáy...

Hồ Tây không chỉ là "lá phổi xanh" điều hòa không khí ở Thủ đô mà còn là một danh lam thắng cảnh mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và đất nước.

Bên cạnh đó, Hồ Tây còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết mực nước mưa, chống úng ngập cho khu vực.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều lần Hồ Tây xuất hiện hiện tượng cá chết trôi dạt vào ở khu vực phố Nguyễn Đình Thi... bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

Để giải quyết tình trạng này, lãnh đạo Thành phố qua nhiều thời kỳ đã vào cuộc hết sức quyết liệt như thực hiện các dự án nạo vét bùn nhưng tình trạng cá chết tại Hồ Tây vẫn tái diễn, đặc biệt là kéo dài nhiều tháng qua, kể từ tháng 9/2022.

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP